3 BỆNH TRẺ THƯỜNG MẮC PHẢI VÀO MÙA HÈ

3 BỆNH TRẺ THƯỜNG MẮC PHẢI VÀO MÙA HÈ

1, Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm bởi muỗi vằn. Muỗi vằn là vật chủ trung gian mang virus Dengue. Muỗi vằn sống và phát triển tại vùng nước động như ao, đầm, vũng nước,… Nhất là mùa hè mưa nhiều, cộng với thời tiết nóng tạo nên nền môi trường nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn sinh sản.

Biểu hiện của sốt xuất huyết: sốt cao trên 40 độ, phát ban, đau nhức cơ khớp. Khi đến giai đoạn nặng gây xuất huyết,hạ huyết áp đột ngột, không kiểm soát kịp có thể dẫn tới tử vong.

Hiện nay Sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng bằng cách hạ sốt, truyền dịch nâng cao sức đề kháng.

Phòng tránh: vệ sinh sạch sẽ nơi ở tránh những nơi bóng tối, nơi ẩm thấp, mắc màn khi đi ngủ, thường xuyên nâng cao miễn dịch và sức đề kháng.

2, Sởi

Bệnh sởi gây ra bởi virus sởi. Sởi có thể lây nhiễm qua đường hô hấp như hắt hơi, ho, nói chuyện hoặc khi bạn chạm vào virus sởi ở ngoài môi trường sau đó tiếp xúc lên mắt, miệng thì cũng có nguy cơ bị sởi.

Theo thống kê của Bệnh viện Nhiệt đới, nguy cơ mắc phải bệnh sởi khi chưa tiêm phòng lên tới 90%. Siêu vi sởi thường cư trú tại cổ họng và mũi có bệnh nhân, do vậy rất dễ dàng lây nhiễm ra ngoài không khí.

Diễn biến sởi những ngày đầu thường có những cơn sốt nhẹ, kèm theo một vài triệu chứng ho, ngạt mũi, đau cổ họng, mắt đỏ. Những ngày sau của bệnh thường xuất hiện những đốm đỏ trên người, những đốm này là đặc trưng của sởi. Vài ngày tiếp theo, những đốm này xuất hiện rõ hơn, mọc nhiều hơn ở mặt kèm theo sốt cao.

Điều trị sởi chủ yếu là điều triệu chứng, hạ sốt, sát trùng vệ sinh răng miệng, nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng.

Phòng tránh: Tiêm vacxin sởi, cùng với đó kết hợp vệ sinh đường hô hấp, nâng cao sức khỏe, tránh xa những nơi có vùng dịch.

3, Chân tay miệng

Bệnh thường gặp ở các bé nhỏ hơn 3 tuổi, biểu hiện của bệnh thường sốt, đau họng, nổi mụn nước. Bệnh thường phát vào tháng 2-4 và tháng 9-12.

Bệnh lây từ người này sang người khác bằng nước bọt, dịch tiết mũi họng, hoặc dịch từ các bọng nước.

Bệnh xuất hiện bọc nước ở nhiều vị trí như Chân-tay-miệng, làm tổn thương da, gây loét các vùng da có bọc nước

Điều trị; Đây là bệnh do virut gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Các biện pháp điều trị nhằm giải quyết các triệu chứng và biến chứng của bệnh.

– Hạ nhiệt: Khi trẻ sốt cao từ 38,50C trở lên cần cho trẻ dùng ngay thuốc hạ nhiệt acetaminophen (paracetamol).

– Bổ sung đủ nước: Cho trẻ uống dung dịch điện giải (oresol; hydrit).

– Khi trẻ có sốt và loét miệng cần bổ sung vitamin C, kẽm…

– Điều trị loét miệng họng: Dùng dung dịch glycerin borat lau sạch miệng trước và sau ăn. Gel rơ miệng (kamistad; zyttee…) có tác dụng sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.

– Khi có triệu chứng não – màng não: cần dùng thuốc chống co giật: phenobarbital. Chuyển lên tuyến trên điều trị chuyên sâu.

 

Share this post


0983 346 631
Nhắn tin Facebook Zalo: 0983 346 631