Tác dụng y dược của cây tre

Tác dụng y dược của cây tre

Tre là một biểu tượng rất đỗi thân thương đối với làng quê Việt Nam. Tre được biết đến nhiều dùng làm nguyên vật liệu dùng để xây nhà, làm đồ dùng, mái che…. Ngoài những tác dụng rất quen thuộc đó, cây tre được sử dụng với nhiều mục đích khác một trong đó có tác dụng làm thuốc.

Tre là loại cây thân gỗ, từ ngọn tới rễ của tre đều được dùng thuốc với nhiều công dụng khác nhau:

1, Trúc diệp (lá tre)

  • Tính vị: tính hàn, vị ngọt hơi cay. Quy kinh:tâm phế
  • Có tác dụng thanh nhiệt giáng hỏa, dùng cho các trường hợp cảm cúm, sốt cao, ho suyễn, thổ huyết, tiêu đàm.
  • Trúc diệp tăng tác dụng khi được dùng kết hợp với các dược liệu cùng tác dụng như tía tô, bạc hà, kinh giới.

2, Trúc ngự

  • Tinh vị: vị ngọt hơi hàn. Quy kinh: phế , vị, bàng quang.
  • Có tác dụng: thanh nhiệt, trừ đàm, trấn kinh, chống nôn.
  • Dùng trong các trường hợp nóng trong người, ho có đờm, đau đầu mệt mỏi buồn nôn, dùng chữa được cả buồn nôn do nghén ở phụ nữ có thai.

3, Măng tre

Ngoài việc làm nguyên liệu cho nhiều món ăn, măng tre còn có tác dụng y học. Măng tre có tính hàn, dùng các trường hợp sốt cao, giúp hạ sốt, giải nhiệt. Măng tre đốt thành than, bào nhỏ dùng để rắc lên các vết loét, vết ung mủ có tác dụng sát khuẩn, làm lành vết thương.

4, Mo nang tre

Mo nang tre là phần vỏ ngoài bọc ở đốt tre, khi được sao đen học thán đen, nghiền mịn rắc lên vết thương, giúp làm nhanh khô vết thương, làm lành vết thương. Bột mo nang tre còn dùng trong trường hợp cầm máu, băng kinh, dong kinh, băng huyết, chảy máu cam….

Share this post


0983 346 631
Nhắn tin Facebook Zalo: 0983 346 631