Hiểu đúng về giấc ngủ đối với cơ thể bạn

Hiểu đúng về giấc ngủ đối với cơ thể bạn

Như việc ăn uống hàng ngày, giấc ngủ là thành phần rất quan trọng của cuộc sống. Để có chất lượng cuộc sống tốt có nghĩa là bạn phải có giấc ngủ chất lượng. Để hiểu rõ về tầm quan trọng của giấc ngủ, chúng ta phải biết được những điều sau:

1, Phân loại giấc ngủ

Giấc ngủ được chia làm 2 loại: NREM ( giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh) và REM ( giấc ngủ chuyển động mắt nhanh). Trong một giấc ngủ, 2 loại này có thể xảy ra luân phiên, nhưng theo nghiên cứu giấc ngủ loại NREM có tần suất và thời gian diễn ra dài hơn.

NREM được chia làm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: là trạng thái từ tỉnh táo dần chuyển sang giấc ngủ, lúc này cơ thể đang ở trạng thái lim dim. Khoảng thời gian này diễn ra nhanh chỉ vài phút, hoạt động của tim trong giai đoạn này tương đối nhẹ nhàng, nhịp tim giảm, nhịp thở và các chuyển động mắt chậm lại các cơ được giãn lỏng, sóng não cũng bắt đầu chậm lại.
  • Giai đoạn 2: cơ thể đi từ giấc ngủ nhẹ sang giấc ngủ sâu, nhịp thở, nhịp tim được hoạt động chậm hơn, các cơ được giãn mạnh hơn, mắt được dừng chuyển động.
  • Giai đoạn 3: với giai đoạn này giúp bạn luôn thoải mái khi thức giấc vào mỗi buổi sáng. Giai đoạn này thường kéo dài nhất từ nửa đêm tới sáng. Nhịp tim nhịp thở được thấp nhất khi ngủ, cơ bắp được thư giãn khó đánh thức bạn dậy. Sóng não cũng dài và chậm.

REM xảy ra ở khoảng thời gian 90 phút sau ngủ. Mắt bạn sẽ hoạt động đảo đi đảo lại, từ bên này sang bên kia sau khi mắt khép mí. Hỗn hợp sóng não giữa lúc tỉnh và lúc ngủ. Nhịp tim và nhịp thở cũng không bình thường lúc nhanh lúc chậm. Mơ màng thường xảy ra trong giấc ngủ loại REM.

 

2, Cơ chế 

Giấc ngủ được hình thành bởi 2 cơ chế kết hợp giữa điều hòa nhịp tim và cân bằng nội mô.

Nhịp sinh học chỉ đạo một loạt các chức năng hoạt động hàng ngày từ sự tỉnh táo đến nhiệt độ cơ thể, sự trao đổi chất và giải phóng hormone. Chúng kiểm soát thời gian ngủ của bạn và khiến bạn buồn ngủ vào ban đêm và xu hướng thức dậy vào buổi sáng mà không cần báo thức. Đồng hồ sinh học của cơ thể bạn, dựa trên một ngày khoảng 24 giờ. Nhịp sinh học đồng bộ với tín hiệu môi trường (ánh sáng, nhiệt độ) về thời gian thực tế trong ngày, nhưng chúng vẫn tiếp tục ngay cả khi không có tín hiệu. 

Cân bằng nội môi khi ngủ: Nội môi theo dõi nhu cầu ngủ của bạn, khi bạn ngủ hoặc khi bạn thức, khi đó cơ thể điều tiết phù hợp với thời gian và mức hoạt động của bạn.

3, Giấc ngủ cần kéo dài trong bao lâu?

Nhu cầu giấc ngủ sẽ thay đổi theo độ tuổi, trẻ nhỏ cần ngủ từ 16-18 tiếng một ngày, điều này rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể nhất là não bộ. Đến độ tuổi thanh thiếu niên cần khoảng 9,5 giờ ngủ mỗi ngày, người trưởng thành cần khoảng 7-9 giờ và trên 60 tuổi do hoạt động ban ngày ít đi nên chỉ cần khoảng 6 giờ mỗi đêm. 

4, Tại sao lại xuất hiện giấc mơ khi ngủ?

Theo người xưa, mơ thường là một điềm báo cho sự việc xảy ra trong tương lai. Nhưng theo nghiên cứu khoa học, giấc mơ xảy ra do việc điều tiết tâm lý của cơ thể, điều này hay gặp ở người thường xuyên gặp stress, căng thẳng hoặc có nhiều lo lắng trong hoạt động ban ngày. Giấc mơ diễn ra khi rối loạn sóng não ở loại giấc ngủ REM.

5, Mẹo giúp bạn có một giấc ngủ tốt

Giấc ngủ tốt là một giấc ngủ đạt tiêu chuẩn cả chất và lượng, khi thức dậy cơ thể luôn được tỉnh táo, sảng khoái. Một vài cách giúp bạn có giấc ngủ tốt không cần dùng đến các sản phẩm hỗ trợ:

  • Đặt giờ đi ngủ và thức dậy: bạn hãy tạo thói quen cho mình có giờ đi ngủ và giờ thức dậy đều đặt hàng ngày. Làm như vậy cơ thể sẽ tạo ra nhịp độ sinh học hợp lý.
  • Tập thể dục 20-30 phút mỗi ngày nhưng không hoạt động quá mạnh trước 1 giờ khi ngủ.
  • Thư giãn trước khi ngủ: bạn có thể thư giãn trước khi ngủ bằng nước ấm nghe nhạc nhẹ nhàng.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như cafe, rượu, chè, thuốc lá,….
  • Để những đồ dùng như điện thoại, tivi, máy nghe nhạc xa khỏi vị trí giường ngủ của bạn.

Hãy nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn bằng cách cải thiện giấc ngủ. Giấc ngủ tốt giúp bạn có một ngày làm việc hiệu quả hơn.

Share this post


0983 346 631
Nhắn tin Facebook Zalo: 0983 346 631