Chế độ ăn của người tiểu đường

Chế độ ăn của người tiểu đường

Béo phì và đái tháo đường là hai bệnh liên quan mật thiết với nhau, nhất là với đái tháo đường tuýp 2, cả 2 đều liên quan tới việc sử dụng lượng calo quá nhiều trong khẩu phần ăn dẫn tới dư thừa và dần mất kiểm soát. 

Liệu pháp ăn kiêng là một trong những phương án tối ưu cho 2 đối tượng này. Theo hướng dẫn cho chế độ ăn kiêng của các tổ chức y tế: lựa chọn các thực phẩm ít chất béo, giảm lượng cholesterol, giảm lượng muối, ngoài ra tăng cường vận động. 

Chế độ ăn dành cho bệnh nhân tiểu đường:

1, Protein

Lượng protein chiếm khoảng 15-20% khẩu phần ăn hàng ngày cho bệnh nhân tiểu đường. Mức protein này được duy trì đối với người có chức năng thận bình thường. Còn đối với người có biến chứng trên thận cần được xem xét vì protein là yếu tố hình thành nên chức năng của thận.

 

  1. Chất béo

Kể cả người béo phì và người bị tiểu đường sử dụng chất béo đều không tốt, có nhiều nguy cơ tới mỡ máu và các cơn tai biến.

Điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày, chúng ta nên thay bằng chất béo không bão hòa có nguồn gốc từ thực vật như: đậu nành, dầu dừa và các loại mỡ từ cá hồi, cá thu, cá trích…

Theo các nghiên cứu gần đây của Cục dược phẩm Hoa Kỳ cho biết, chất béo không bão hòa có tác dụng tốt trên tim mạch, giúp ổn định nhịp tim làm bền thành mạch. Cùng với đó làm giảm cholesterol trong cơ thể.

Ngoài ra, việc sử dụng Omega3 rất hiệu quả cho người bị tiểu đường, nó giúp tăng đáp ứng với lượng insulin và hạ đường huyết. Omega3 được tìm thấy nhiều trong cá biển: cá hồi, cá thu, cá lục, cá ngừ…. 

Đối với người bị tiểu đường nên giới hạn chất béo bão hòa trong khẩu phần ăn ở mức dưới 7% lượng calo trong ngày. Tốt nhất chỉ nên chế biến ở dạng luộc, hấp hạn chế chiên xào.

 

  1. Chất xơ

Chất xơ được khuyến cáo sử dụng ít nhất 14g chất xơ trong 1000calo tương đương khoảng 2 bát rau củ quả luộc mỗi ngày. Chất xơ hòa tan được ưu tiên dùng hơn cơ, chất xơ hòa tan thường có trong: yến mạch,cám gạo, rau, củ, quả….

  1. Carbonhydrat 

 Carbonhydrat được tìm thấy nhiều trong tinh bột có trong cơm trắng, sắn, ngô… chúng được phân hủy thành đường tạo năng lượng cho hoạt động hàng ngày của cơ thể. Chính vì sự phân hủy thành đường, nên sử dụng những thực phẩm chứa nhiều tinh bột là điều rất hạn chế đối với bệnh nhân đái tháo đường. 

Nhưng không phải vì điều đó mà giảm hoàn toàn lượng tinh bột vào trong cơ thể, tất cả đều được điều chỉnh một chế độ ăn phù hợp tránh hậu quả tụt đường huyết quá mức, dẫn tới hôn mê.

Share this post


0983 346 631
Nhắn tin Facebook Zalo: 0983 346 631